Thế Giới Lure (Chọn cần Lure đúng – Phần 2)

Feb 01, 2016 03:20:57

Cần câu hiện đại cải thiện được cảm nhận cá cắn câu của câu thủ. Việc sản xuất blank cần cũng không ngang bằng nhau, một blank chất lượng sẽ có trọng lượng nhẹ và tạo ra một hành động cụ thể nào đó. Các nhà chế tác phải mất nhiều thời gian mới làm cho cần đạt đúng action. Action của cần đi từ nhẹ (L), trung bình (M), trung bình/nặng (MH),và nặng (H). Action của đầu cần có tên gọi regular, light, và extra light.

Cần lure World Shaula của hãng Shimano luôn là sự lựa chọn hàng đầu của câu thủ

Việc liệt kê mức dây (line weight) trên thân cần rất hữu ích trong việc xác định sự tương thích của cần với mục đích của người câu. Tuy nhiên, sẽ tuyệt hơn nếu chọn mức lure weight (còn gọi là casting weight) làm tiêu chuẩn để đánh giá độ tương thích của cần. Vì nếu dùng dây braid 30lb (đk tối đa chỉ khoảng 0.2mm) câu với mồi nhựa mềm, gắn vào lưỡi Jighead ¼ OZ thì khả năng quăng mồi sẽ không giống như khi quăng với một cây cần có mức line weight là 30lb. Điều này là do một cây cần hạng nhẹ luôn có mức lure weight hơn một cây cần hạng nặng. Do đó, tốt nhất là hãy tìm một cây cần với mức lure weight tương thích với mồi lure hay chì mà bạn mong muốn sử dụng, cộng với một mức line weight phù hợp với mức hãm của máy câu hơn là tìm theo mức dây thực tế mà bạn đang sử dụng. 

Cán cần
Thành phần cấu tạo của cán cần cũng quan trọng như blank cần vậy. Cán cần có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như gỗ, bần hay mút. Cán cần nên vừa vặn với bàn tay để cảm thấy thoải mái và cũng phải đủ chắc chắn để cảm nhận những dự báo thông qua các tín hiệu truyền tới cần.

World Shaula  sở hữu cán bần hỗ trợ độ nhạy tối đa cho cần

Trước đây, cán bần thường có ở cần câu fly và cần casting hạng nhẹ nhưng nay do hầu hết câu thủ câu lure đều thích cán bần hơn mút xốp nên cần câu lure có cán bần rất phổ biến. Người ta thích cán bần vì cảm thấy nó cung cấp độ nhạy nhiều hơn. Nó cũng giúp cần nhẹ hơn, dù không đáng kể. Tuy nhiên, bần cũng dễ mòn hơn các vật liệu khác, nhất là nếu loại bần đó không đạt chất lượng. Một số vật liệu khác cũng thường được chọn làm cán cần như Duralon, Hyperlon, EVA, khó mòn, bền hơn và thường không đắt tiền, lại cầm nắm thoải mái. Chúng rất đa dụng và được sử dụng cho nhiều loại cần.

Cán cần dài, ngắn phụ thuộc vào kiểu casting. Cán dài giúp quăng mồi nặng đi xa vì có thể dùng cả hai tay mà quăng. Đối với việc quăng khoảng ngắn với mồi nhẹ, cán ngắn cho phép dùng một tay rất tiện lợi. Cán cần có loại làm đầy đặn, có loại khuyết một đoạn, do vậy câu thủ có thể tùy chọn sao cho phù hợp với kiểu quăng. Loại cán đầy tuyệt nhất cho quăng mồi nặng hay quăng xa khi mà cần đến cả hai tay. Đối với mồi nhẹ hay quăng gần, chọn loại cán khuyết. Cán khuyết được cho là giúp cần nhẹ hơn cán đầy và cho nhiều độ nhạy hơn.

Khoen cần
Khoen cần là một trong những thành phần quan trọng nhất của cần câu và có thể là đắt đỏ nhất. Một bộ khoen kém chất lượng có thể làm hỏng cả một blank tốt nhất. Một bộ khoen chất lượng cao, trọng lượng nhẹ sẽ làm tăng độ nhạy và khoảng cách quăng cho cần. Khi nhìn vào khoen, hãy đảm bảo rằng vòng tròn gốm trong lòng khoen phải được bo tròn, trơn láng.

Ngoài ra, men gốm nên được dính chắc chắn vào khung khoen làm bằng thép không gỉ. Một cây cần lure cùng với khoen Fuji, sử dụng concept mới của Fuji, sẽ là một lựa chọn tốt. Có một yếu tố quan trọng khác, không thể nhìn thấy bằng mắt, cần phải xem xét đó là nhà sản xuất có sử dụng spline để xếp khoen không. Spline giống như một mối ghép trong thân cần, làm cho một bên cần cứng hơn mặt kia.

World Shaula thế hệ mới nhất được ứng dụng loại khoen mới nhất của hãng Fuji - khoen Torite

Nếu nhà sản xuất không sử dụng spline để xếp khoen, mỗi cần sẽ có một action khác nhau ngay cả khi chúng có cùng một thông số. Những hãng chế tác cần danh tiếng đều có concept xếp khoen riêng cho từng loại cần, khi đó khoen được chọn lựa để tương thích với từng thông số dây cụ thể và số lượng khoen được gắn trên cần cũng theo độ dài của cần, ví dụ cần dài 7 feet thường có 9 khoen, bao gồm cả khoen đầu cần.

Khoen cũng có 2 loại là khoen 1 chân và 2 chân. Chân khoen được gắn vào thân cần. Khoen 2 chân thì vững chãi hơn khoen 1 chân nhưng sẽ làm cho cần nặng hơn và cần cũng ít cong hơn chút ít. Khoen 1 chân tuy không mạnh mẽ bằng khoen 2 chân nhưng làm nhẹ cần và làm việc tốt nhất cho cần câu Vược. Nhiều cần câu thế hệ mới có sự kết hợp của cả hai loại khoen. Chúng được sử dụng khoen 2 chân ở gần cán cần và khoen 1 chân gần ngọn cần, đoạn mà cần câu cong xuống nhiều nhất.

Kiểu khoen 1 chân của hãng Fuji

Cũng có một loại khoen rất phổ biến ở cần Lure đó là khoen Micro. Khoen Micro rất nhỏ thường thấy ở cần câu fly. Những năm gần đây, khoen micro cũng dùng cho cần casting, được cho là nhẹ hơn và nhạy hơn. Các nhà sản xuất còn khẳng định vẫn có thể quăng rất xa với loại khoen này. Một cây cần với khoen micro đòi hỏi nhiều khoen hơn trên blank nên cũng đắt tiền hơn. Kích thước khoen tùy theo sự lựa chọn của mỗi người, hãy chọn size nào bạn thấy phù hợp nhất.

(Còn tiếp)

VietnamFishingReview