Kinh nghiệm câu cá Thu của câu thủ quốc tế (phần 3)

Feb 28, 2013 11:25:18

Kiểu câu Trolling của câu thủ Queensland – Úc Châu.
Thiên nhiên đã trao tặng cho nước Úc nhiều sản vật quí, trong đó có biển và nguồn lợi lớn từ cá biển. Trên tất cả các tạp chí hay Website, hình ảnh những câu thủ Úc với cá khổng lồ trên tay, gương mặt náo nức, rực sáng niềm vui chiến thắng đã khiến không ít những người đam mê câu biển phải thầm ao ước.

Câu được cá lớn là niềm ao ước của nhiều câu thủ

Các tay câu cá thể thao ở Úc có rất nhiều kiểu câu cá Thu khác nhau, câu mồi sống; câu trolling với mồi chết, mồi giả. Bài viết này sẽ tập trung giới thiệu về kiểu câu trolling với mồi giả được các câu thủ ưa thích do chúng có thể được kéo theo tàu chạy với tốc độ nhanh, khả năng bao quát lớn mà không cần nhiều loại cần câu cũng như nhiều kỹ thuật.

Những thắc mắc như: Thời gian trolling tốt nhất? Điểm nào là điểm lý tưởng để bắt đầu trolling? Nên dùng dây kim loại hay dây mono? Chiều dài của dây kim loại? Thẻo gì? Màu của mồi giả? Kéo ở độ sâu nào? Tốc độ tàu kéo?... sẽ được đặt ra và diễn giải cụ thể.

Cấu trúc đáy biển:
Những người câu lành nghề trước khi quyết định kéo loại mồi gì, đều tìm hiểu kỹ cấu trúc đáy của khoảng biển mà họ đang câu cũng như loại cá muốn câu. Không khác các loại cá khác, cá Thu cũng có những thói quen riêng trong cư trú và săn mồi. Chúng thường tụ tập quanh các đỉnh núi đá ngầm, xác tàu đắm, rạn san hô. Nhiều nghiên cứu có kết quả được lập đi lập lại, cho thấy việc cá Thu thường bơi quanh các rạn san hô, nơi có rất nhiều loài cá nhỏ tập trung sinh sống, là chúng bơi theo nguồn lương thực. Những con cá Thu to khỏe, bơi liên tục trong biển cả bao la, cần rất nhiều năng lượng từ thức ăn. Chúng cũng thường tụ họp trên các đỉnh núi đá ngầm. Loại đỉnh núi nằm chơi vơi giữa mặt đáy biển bằng phẳng, rộng lớn là điểm nóng của cá Thu. Thỉnh thoảng, chúng cũng bơi lang thang xa khỏi nơi cư ngụ nhưng cũng chỉ như con người đi siêu thị, chúng đi tìm thức ăn, rồi chúng lại trở về.

Những cảnh quay hay ảnh chụp loài cá Thu bơi dưới quả bóng mồi lớn (hàng triệu cá nhỏ tập hợp thành 1 khối lớn tròn như quả bóng) tuyệt đẹp và vô cùng ngoạn mục không hề hiếm ở Úc Châu. Thợ câu chuyên nghiệp cho rằng, đó cũng là một thói quen nữa của cá Thu.

Hàng triệu cá nhỏ tập hợp thành 1 khối lớn tròn như quả bóng


Nếu gặp “quả bóng mồi”, họ kéo mồi giả lặn sâu từ 6-10 mét để câu được cá Thu lớn. Về cơ bản thì kéo mồi chạy ngang qua quả bóng mồi sẽ tốt hơn nhưng không được cho tàu chạy xuyên qua quả bóng mồi. Do vậy, khi gặp tình huống này, họ thay đổi hướng đi của tàu để mồi giả hoặc cá mồi có thể lặn sâu, chạy ngang qua đàn cá.

Thời gian nàoTrolling tốt nhất?
Cá Thu là loài không có mí mắt, do đó chúng thường bơi sâu trong những giờ có nhiều ánh sáng. Vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, cá Thu thường bơi gần mặt nước để tìm mồi. Rất nhiều người trông thấy cá Thu ở độ sâu 1,5 – 2 mét lúc giữa ngày vào những ngày trời nhiều mây. Các câu thủ cho rằng, thời gian câu trolling lý tưởng là khi mặt trời bắt đầu leo qua đỉnh núi cho đến 9 giờ 30 sáng. Buổi chiều, tốt nhất là trước khi mặt trời lặn 2 giờ đến khi mặt trời lặn hẳn. Cá thu rất tinh mắt, có tầm nhìn xa nên không phải ngại trolling khi mặt trời hoàn toàn tắt nắng.

Những vấn đề về Terminal Tackle:
Khi làm thẻo câu trolling, nhiều người thích dùng dây mono, chúng cũng hoạt động rất tốt nhưng dễ mất mồi. Loại dây Multi-strand wire cũng được các tay câu ở Úc chọn sử dụng nhưng cũng có tranh luận rằng dây kim loại Single strand wire hiệu quả hơn. Chiều dài của dây kim loại chỉ khoảng 30 cm. Cá Thu thường tấn công phía sau mồi, do đó không cần dây kim loại dài.

Họ không dùng loại khoen xoay màu sáng hay bất kỳ cái gì màu sáng bạc gắn vào thẻo câu bởi sự lấp lánh của khoen xoay rất thu hút cá Thu. Những con cá Thu trong đàn bị hút bởi ánh sáng từ khoen xoay sẽ lao đến và tranh nhau đớp mồi, do đó dây và mồi rất có nguy cơ bị táp mất. Họ luôn dùng khoen xoay màu đen. Một số người nối khoen xoay vào cuối đoạn dây braid. Họ dùng khoen vòng (snap) loại 152lb vì size này lớn và dễ sử dụng. Có rất nhiều loại thẻo, loại được ưa chuộng là Wog-head style rig.

Thẻo câu Wog-head


Cá Thu có thể tấn công mồi câu với tốc độ rất cao, do vậy Terminal Tackle (từ dùng để chỉ các vật dụng như lưỡi, khoen, chì, phao, thẻo, cáp…) của họ luôn là những loại tốt nhất.

Tóm lại:
Để làm thẻo câu, họ dùng một đoạn dây braid chập đôi dài 30cm, gắn với một khoen xoay màu đen. Khoen xoay đen này lại được nối với khoen vòng. Khoen vòng nối với dây kim loại. Dây kim loại nối với mồi giả hoặc mồi sống. Vì vậy khi muốn thay mồi hay thẻo mồi, chỉ cần tháo khoen vòng và thay. Rất đơn giản!


Tốc độ tàu kéo.
Rất nhiều người chọn dùng loại mồi giả Bibless, một loại mồi giả dùng câutrolling cá Thu rất phổ biến ở Úc. Những tay câu chuyên nghiệp có đủ loại mồi: mồi Biless gỗ nổi trên mặt hay mồi Biless kim loại chìm sâu như “Titanic”.

Một  loại mồi giả Bibless

Khi câu cá thu Ngàng (Wahoo), họ kéo mồi Bibless chạy với tốc độ tùy ý trong khoảng 12 hải lý/giờ. Nhưng nếu câu cá thu Vạch (Mackerel) thì chỉ cần 6-8 hải lý/giờ. Tốc độ này giúp bao quát được nhiều hơn, đặc biệt là khi trolling ở cạnh khu vực rạn san hô. Vả lại, mồi Bibless loại lớn được làm bằng kim loại cũng khá nặng nên tốc độ này là phù hợp.

Khi trolling với mồi chết, họ chỉ kéo với tốc độ 2-3 hải lý. Nếu kéo mồi đi nhanh quá lưỡi câu có xu hướng tuột ra khỏi mồi.

Họ luôn hiểu rõ loại mồi câu có trọng lượng bao nhiêu để tính toán số lượng dây câu tương ứng. Và luôn kiểm soát mọi hoạt động ở hai bên tàu. Mồi giả bơi lệch được chỉnh lại để tránh rối. Mồi mà xoắn thì phải thay ngay lập tức. Ngoài ra, muốn đổi hướng đi của tàu, họ cho tàu tạo ra một đường kính rất lớn để tránh rối mồi.

Màu sắc của mồi giả
Vấn đề này luôn được tranh cãi. Nhiều người cho rằng, màu sắc chỉ thu hút… người câu chứ không phải là loài cá.

Về mặt khoa học, màu đầu tiên biến mất trong bảng quang phổ ở dưới nước là màu đỏ. Màu đỏ biến đồi thành màu màu xanh sậm (dark blue & dark green), xanh đen (dark blackish) ở độ sâu 6m. Nếu sử dụng mồi giả có màu đỏ thì chỉ nên chọn mồi lặn sâu không quá 5m để còn giữ được màu sắc tươi sáng này. Màu dễ thấy nhất ở độ sâu 10 mét là màu của kim loại; màu vàng chanh (fluoro yellow), màu xanh lơ (fluoro blue), màu xanh lá cây (fluoro green). Bầu trời ở trên cao với vô vàn ánh sáng và bất kỳ vật gì có màu tối hơn là dễ phát hiện nhất.

Màu dễ thấy nhất ở độ sâu 10 mét là màu vàng chanh, xanh lơ, màu xanh lá cây...

95% các loại mồi giả bán trên thị trường có màu dưới bụng sáng hơn trên lưng, giống loài cá, do trong tự nhiên cá có màu da bụng sậm sẽ bị ăn đầu tiên nên cá thường ngụy trang phần dưới sáng hơn. Mồi giả có màu dưới bụng tối hơn trên lưng và thân sẽ nhạy hơn, dễ bị tấn công hơn nên các tay câu có kinh nghiệm thường sơn màu sậm vào phần bụng dưới của mồi giả.

Và những lưu ý khác:
- Braid hoặc mono: Họ cho rằng, dây mono và braid đều hoạt động rất hiệu quả, nhưng nếu đem so với nhau thì dây braid có phần trội hơn. Nếu sử dụng dây braid, cần phải chú ý 2 điều: Cần cột thêm một vài mét dây Shock Leader; Và vấn đề nối dây braid với dây kim loại

- Kỹ thuật chống chùng dây: Dây chùng là lý do lớn nhất để mất cá. Hạn chế điều này có nhiều cách, một số tay câu thường cho tàu chạy tăng tốc lên khoảng 20 giây khi cá mắc câu để lưỡi đóng cá sâu hơn và để tránh chùng dây.      

- Vị trí chính để bắt đầu trolling là đầu các điểm rạn san hô. Độ sâu vào khoảng 2- 4 mét tính từ vị trí rạn.

- Khi trolling trên mặt nơi có dãy san hô, dùng loại mồi lure gần giống với loài cá nhỏ thường sinh sống quanh rạn nhất, ví dụ như popper hay loại bibbed minnow nhỏ, dài khoảng 15 cm.

- Cá Thu là loài cá nhiều sức mạnh, khi mang chúng lên được đến thuyền mà không xử lý chúng, chúng có thể gây bị thương cho người câu.

VietnamFishingReview

Bài viết liên quan:
1. Câu Trolling
2. 
K
inh nghiệm câu cá thu của câu thủ quốc tế (phần 1)
3. Kinh nghiệm câu cá thu cùa câu thủ quốc tế (phần 2)