Nghề câu cá rạn vùng biển khơi đạt hiệu quả cao

Nov 23, 2017 02:42:07

Được xem là một trung tâm nghề cá trọng điểm của miền Trung, thành phố  Đà Nẵng có một thế mạnh về kinh tế biển, có cơ sở hậu cần nghề cá cảng cá loại 1, Số tàu thuyền khai thác thủy sản có 1.165 chiếc với tổng công suất 277.145 cv, trong đó tàu khai thác xa bờ chiếm trên 45%  số tàu khai thác với các nghề lưới vây, rê cản, chụp mực, lồng bẫy, câu biển khơi. Trong đó nghề câu xa bờ có số lượng tàu ít nhưng đã và đang khai thác ở vùng biển khơi hải đảo rất đạt hiệu quả kinh tế , rất cần sự quan tâm đầu tư phát triển. Sản phẩm của nghề câu cá rạn này có chất lượng tốt nhất từ cá còn sống và tươi đang hấp dẫn thị trường người tiêu dùng nội địa, du khách và xuất với lượng cầu cao. 

Trang bị cho nghề câu cá chân rạn vùng biển khơi tương đối đơn giản hơn so với các nghề khai thác khác, mỗi chuyến biển từ 12 – 15 ngày và 07 thuyền viên, mỗi thuyền viên được trang bị 01 ống câu đồng bộ với các dây, chì lưỡi câu, mồi câu khai thác ở độ sâu lớn vùng khơi và hải đảo.
Trang bị cho nghề câu cá chân rạn tương đối đơn giản: 01 ống câu đồng bộ với các dây, chì lưỡi câu...

Ngư trường khai thác nghề câu này tại vùng khơi biển miền Trung và quanh các rạn thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Sản phẩm từ nghề câu chủ yếu  là các đối tượng có giá trị xuất khẩu cao như: Cá Mú, cá Hồng, cá Cam, cá Khế,… giá xuất bán  tương đối cao thông thường dao động từ 150.000đ- 350.000 đ/kg tùy theo giá trị của mỗi đối tượng. Sản phẩm sau đánh bắt, phần lớn đưa vào hầm bảo quản đông lạnh, một phần nhỏ chủ hộ đảm bảo cá còn  tươi sống để cung cấp ở một số nhà hàng phục vụ cho người tiêu dùng và du khách đến Đà Nẵng.

Tàu cá ĐNa – 90858 – TS có công suất 810CV của ông Lê Văn Thiên được đóng mới trong năm 2017 từ chính sách của thành phố là động lực tiếp sức cho ngư dân phát triển.Nghề câu rạn hiện nay trên địa bàn Đà Nẵng phát triển chưa nhiều. Hiệu quả của nghề mang lại khá cao cụ thể mỗi chuyến biển đánh đạt doanh thu hơn 120 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí: nhiên liệu, nhu yếu phẩm cho thuyền viên và trang bị bảo quản hải sản tươi sống…, mỗi lao động thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng/chuyến biển/12 – 15 ngày. Nghề được đánh bắt quanh năm nên tạo nguồn thu ổn định cho lao động thuyền viên trên tàu.

Đây là một nghề câu có tính chọn lọc rất cao và bảo vệ ngư trường ổn định giá trị sản phẩm thu hoạch tương đối cao có thể xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Hiệu quả đem lại từ nghề câu này là rất lớn tuy nhiên bên cạnh đó còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như lao động phải đứng trên mạn thuyền và dùng tay để kéo dây câu trong khi tàu vẫn đang chạy nên dẫn đến thiếu độ an toàn trong sản xuất.

Việc bảo quản sản phẩm tươi sống cung cấp cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu cần đầu tư hầm bảo quản cá sống và tươi, trang bị máy thả  kéo câu kết hợp và có máy tầm ngư chuyên dùng cho vùng biển sâu là những nhu cầu rất cần thiết cho ngư dân nhóm tàu nghề này./.

VietnamFishingReview

Nguồn: http://www.snnptnt.danang.gov.vn