Câu cá Vòng Quanh Thế Giới (Bài 3 - Christmas là đây!)

Jun 13, 2014 03:23:41

Nhiều người cho rằng nếu đến một nơi nào đó thật xa thì sẽ câu được nhiều cá và cá cũng dễ bắt hơn. Thế nhưng, đến một miền đất lạ không phải là điều dễ dàng, có quá nhiều thử thách, lo lắng, nhiều sự việc đôi khi vượt quá tầm kiểm soát. Những suy nghĩ này cũng thường trực trong tâm trí khi chúng tôi xuống sân bay trên đảo Christmas, nước cộng hòa Kiribati. Nhìn mặt đất, tôi hiểu được tại sao sân bay phải đóng cửa một thời gian dài khiến đến tận bây giờ tôi mới thực hiện được chuyến đi mong ước của mình. Đường băng khá ổn tuy vẫn còn chút gồ ghề. Trên mặt đường, đá sỏi dàn không đều, nhiều vết nứt tưa ra khiến cho cỏ xanh có cơ hội mọc chen vào giữa. Một nhà kho gỗ nằm bên vệ đường băng cho cảm giác sẽ đổ gục bất kỳ lúc nào nếu gặp một cơn gió mạnh. Những lời mào đầu này nghe có vẻ thật kém hấp dẫn nhưng sẽ giúp bạn hiểu một thực tế: đây là một vùng đất hoang vu, không có gì giống với cuộc sống hiện tại của chúng tôi, những người phương Tây luôn ê hề mọi thứ. Christmas cho một cảm giác rằng thời gian như đang bị chùng lại bởi nhịp sống thật chậm rãi, buồn tẻ.

Khu nước nông, nét đặc trưng của Christmas, là môi trường sống lý tưởng của cá Bonefish

Đảo Christmas này không phải là hòn đảo có cùng tên nằm ở Ấn Độ Dương, Christmast tôi đang nói đến nằm ở Thái Bình Dương, thuộc nước cộng hòa tự trị Kiribati.  Kiribati có nhiều nhóm đảo, hầu hết không có người ở, trải dài 726km2 (280 dặm vuông). Đảo Christmas chiếm 48% diện tích và là đảo san hô vòng lớn nhất thế giới. Nằm giữa Fiji và Hawaii, Christmas được bao quanh bởi một vũng biển khổng lồ, đây là môi trường sống lý tưởng của loài cá Bonefish (một loại cá biển sống ở khu nước nông miền nhiệt đới, có chiều dài trung bình 90cm, cân nặng 8.6kg), tạo nên một ngành công nghiệp mũi nhọn cho địa phương, công nghiệp du lịch. Hơn 20 năm trước, các câu thủ chuyên câu Fly thường đến đây câu cá Bonefish, họ chủ yếu là người Mỹ, nhưng ngày càng có nhiều người Australia tham gia trò chơi này. Nguồn thu chủ yếu của địa phương là du lịch câu cá nên ý thức bảo tồn cá của cư dân trên đảo rất tốt, điều này có nghĩa là quân số cá GT và Bonefish rất dồi dào dù số lượng khách du lịch đến đây ngày một đông. Nhóm câu của chúng tôi gồm nhiều trường phái: kẻ thích và chuyên câu Fly, kẻ thì Jig và Pop, cũng có người chơi đủ hết các môn này. Dù không ngủ được trong suốt chuyến bay dài, chúng tôi vẫn không quên chuẩn bị đồ nghề chu đáo cho buổi câu ngày mai.

Cá Bonefish rất dồi dào ở Christmas

Tôi chưa từng câu cá Bonefish bằng kiểu câu Fly nên có phần háo hức lắm, tôi mang theo loại cần Fly 6W (weight). Cả nhóm chia ra làm 2 tốp, một tốp đi câu Fly ở khu nước nông,và tốp còn lại đi thăm dò ở khu nước sâu.Tốp chúng tôi bao gồm tôi, Jason và người hướng dẫn Kuritaro. Chỉ một lát sau, chúng tôi đã có mặt ở khu bãi cạn, nước trong vắt thấy rõ cả lớp đáy nhiều đá dăm màu trắng sữa. Chúng tôi nhìn chăm chăm xuống mặt nước để tìm cá. Rất nhiều loại cá bơi trong khu nước nông, nào là milkfish (cá măng, loại cá này không răng có nhiều ở khu vực Đông Nam Á, chiều dài trung bình khoảng 1m); goatfish (còn gọi là cá đối đỏ, chiều dài TB 27cm, tối đa là 55cm), triggerfish (loại cá có nhiều màu sắc sặc sỡ), và rất nhiều travelly bơi xen kẽ.

Nước trong vắt thấy rõ cả lớp đáy nhiều đá dăm màu trắng sữa

Chúng tôi dễ dàng “triệu” chúng ra bằng mồi câu nhưng tuyệt nhiên không thấy Bonefish. Chúng tôi nỗ lực quăng mồi không biết mệt: “Bonefish! 30 feet, hướng 11 giờ”. Tôi vừa quăng vừa lẩm bẩm gọi tên chúng, ước lượng khoảng cách quăng và hướng quăng. Tôi căng mắt dõi theo từng đường quăng. Không gì cả! quá xa để có thể nhìn thấy được điều gì. Tôi bắt đầu quăng loạn xạ, không đường nét, lúc đầu là cẩu thả lộn xộn, về sau là qua loa, đại khái: “Strip, strip, strip, quăng lại 20 feet, 1h là góc quăng tiếp theo”. Vẫn không thấy gì

Bỗng “Bang!” Dây căng ra một cách chắc chắn. Và Phựt, dây chùng xuống rất nhanh, mọi thứ đến nhanh quá. Sợi dây lỏng thỏng, lòng thòng trong cơn gió nhẹ và tôi lặng đi không nói được một lời nào nhìn chằm chằm vào sợi dây ngọn nối con Popper. Chết tiệt! tôi thoáng nghĩ về những gì vừa xảy ra và đi đến kết luận rằng cuộc chiến với cá đã thực sự bắt đầu.

Tôi nhanh chóng cột dây lại và một vài phút sau đó, tôi nhận thấy có một con Bonefish nhỏ chạm nhẹ vào đầu gối của tôi. Ngay lập tức, Jasson cho tàu câu ra và tất cả chúng tôi leo lên tàu. “Đầu xuôi đuôi lọt”, tôi bắt đầu cố tìm cá Bonefish đi ăn lẻ. Đáng kinh ngạc là chúng có thể nhìn thấy  chút ít khi theo dấu vết của bạn. Khi cá bonefish lật người lại, chúng biến mất hoàn toàn rồi nổi lên lại ngay dưới đọt đầu cần chỉ sau vài giây. Khi mắc lưỡi, cá bonefish nhỏ chịu thua khá dễ dàng, và lũi nhanh vào trong làn nước nếu được thả. Còn cá lớn quay đầu, dùng hết sức bình sinh mà trốn chạy. Câu cá lớn phải chú ý nhiều hơn vì chúng thường chạy hết tốc lực vào trong các chướng ngại vật. Nếu bị lôi trở lại thì chiến đấu rất ngoan cường, kiên quyết không chịu nhượng bộ, chúng chạy quanh, sát tàu cho đến khi bị lôi đầu lên mặt nước.Tốc độ chạy của chúng mang lại nhiều hứng thú cho người câu. Con Bonefish tuyệt nhất mà tôi có được trong chuyến câu này là vào cuối ngày đầu tiên: Trong lúc chúng tôi rình rập ở vùng nước nông đầy nắng gió, chợt phía góc phải, một con Bonefish lớn lén lút theo khi chúng tôi đi bộ. Hầu hết các con cá này đều bị hoảng sợ khi mồi Fly đáp xuống, ngay cả khi đã dùng dây ngọn dài đến vài mét. Cuối cùng thì tôi cũng đã có một con. Con cá tuyệt đẹp, tròn lẳn, béo ngậy, dài chừng 70cm. Lúc đó tôi nghĩ rằng cho dù phải kết thúc chuyến đi vào lúc này thì cũng thỏa mãn.

Jigging và Popping cũng là một nét hấp dẫn khác ở Christmas

Jigging và Popping là phần không thể thiếu trong chương trình câu ở Christmas

Lúc đầu, chúng tôi gặp một số trở ngại:  tàu câu không có GPS, không máy báo cá. Chuyện phải lo là làm thế nào để tìm ra được các điểm câu Jigging đáng tin cậy? Chúng tôi cùng hướng dẫn viên và thuyền trưởng kiểm tra từng điểm một cách mò mẫm. Mỗi khi đến một nơi, chúng tôi xác minh lại bằng GPS cầm tay mà chúng tôi mang theo (cùng với điện thoại vệ tinh và EPIRB vì lý do an toàn).

Bạn có thể được tha thứ vì ý nghĩ rằng có một thảm cá dọc theo mặt đáy ở một số khu vực và chẳng cần quan tâm là nên thả Jig ở đâu, vì chắc chắn sẽ lôi được cá lên tàu chỉ không biết khi nào mà thôi. “Cứ thử nghiệm, mỗi lần mắc sai sẽ rút ra được bài học cho mình, là sẽ biết khúc rạn nào là tốt nhất”, tôi tự trấn an. Mò mẫm như thế cũng có nhiều điều thú vị.

Christmas là phần còn lại của một ngọn núi lửa cổ xưa, ít nhiều đã bị xói mòn bởi nước biển. Ngoài những chỗ gián đoạn, đứt gãy vì sóng biển, ở nhiều khu vực, độ sâu thoải xuống rất nhanh, trong khoảng từ 40 đến 50 mét, nếu bạn câu thả trôi thì gần như phải xả hết dây ở mấy chỗ dốc.Trong khu nước nông, cá mõm heo (còn gọi là cá Hoàng Đế mũi dài), cá GT, cá bass đỏ và cá hồi rạn rất nhiều. Sinh sống giữa độ sâu 60-80 mét có Green Jobfish (loại cá biển có sắc xanh lá, dài gần 1m và nặng trung bình 15kg), Almacojack và Travelly đen. Đến đảo Christmas, có thể bạn không làm được gì nhưng jig ở rạn quanh đảo, bạn sẽ  phải vay thêm tiền để trả cho hành lý quá cước, câu cá bằng mồi nhựa mềm ở khu nước nông cũng đạt được điều tương tự. Những người mang theo đồ câu nhẹ cùng loại mồi nhựa 5-7 inches, khi trở về, túi câu thì trống rỗng còn đồ nghề cái thì bị bẻ gãy, cái thì vỡ vụn, cùng những câu chuyện luôn được thổi phồng lên…

Cá Bass Đỏ (Red Bass ) tầm 15 kilo ăn jig

Ném Popper vào những con GT ngoại cỡ là một trong những lý do chính để tôi cất công đến hòn đảo hoang vắng này. Những câu chuyện về quái vật GT được kể ngay trước nhà nghỉ đã gieo vào lòng tôi sự thèm thuồng, khao khát, ước mong được làm một cuộc đọ sức  với GT trên 50 ki-lo. Ngày đầu, chúng tôi không câu được nhiều cá dù đã cống hiến hết các con mồi hảo hạng. Sự hiện diện của một đội tàu neo đậu trước thị trấn dường như góp một phần vào đó. Theo các ngư dân địa phương, bất kỳ con GT nào trong vòng một dặm được móc lên đều là cư dân của khu tàu, chúng trú ngụ bên dưới các con tàu, kiếm sống bằng thức ăn thừa ném từ trên tàu xuống.

Được khuyên là nên dời đến một điểm tốt hơn, xuôi về phía bờ, xa khỏi sự ảnh hưởng của đội tàu, chúng tôi chuyển sang câu ở mạn khuất gió của đảo, điều này đã giúp cho chuyến câu Popping thật thoải mái. Ở khu vực đầu tiên, khi thả tàu trôi bên trên, chỉ trong vòng 1-2 giờ đầu, hàng chục con GT cùng hàng loạt cá rạn san hô chất lượng đã bị tóm bằng jig và loại mồi bơi trên bề mặt (surface lure). Sau khi đã thấm mệt, tay hướng dẫn viên người Anh hỏi chúng tôi có muốn tìm những con GT “đáng giá” hơn ở điểm khác không? Tất cả chúng tôi nhìn nhau như muốn nói: “Có điểm tốt hơn nữa ư?”. Ông nói không sai, một dòng chảy tràn ra ngoài khu vực biển xanh sâu hoắm được sóng đẩy lên đập vào gờ san hô tạo nên một xoáy nước khổng lồ.

 Cá GT cùng hàng loạt cá rạn san hô chất lượng đã bị tóm bằng mồi popper

Trong vài giờ tiếp theo, một đàn GT từ 15-25 ki-lo-gam đuổi theo quanh tàu, sẳn sàng vồ lấy bất kỳ cái gì rơi xuống nước. Có thể sẽ có được một con cá lớn ở đó, nhưng khi bạn đang bị tấn công bỡi nhiều loại cá chỉ sau mỗi giây quăng mồi thì khó mà tơ tưởng đến điều gì khác nữa. Sau khi thả lại một lượng cá khá lớn, tôi quyết định đặt cần xuống và cầm camera lên. Phần vì tôi muốn ghi lại những hình ảnh ấn tượng của cá GT lớn khi tấn công mồi giả nhưng lý do lớn hơn là lưng của tôi quá đau và tôi không thể tiếp tục chiến đấu với bất kỳ con cá nào khác.

Ngay cả con lure đã từng bắt một cặp Wahoo tuyệt vời cũng không đủ sức lôi tôi quay lại với cần câu. Kurt rất muốn bắt một cặp cá thu nên một cặp mồi giả Minnow được tung ra trận. Chỉ ít phút sau, cả 2 cây cần đã bị kéo cong xuống. Kurt bắt được một con khá tuyệt, còn Gordon làm vuột mất. Tình huống này tiếp tục diễn ra mỗi khi chúng tôi chuyển qua một điểm khác cùng với Kurt: kiểu gì thì Kurt cũng hạ được một con, lần này là Wahoo rất khỏe 20kg, còn Gordon thì  kéo tất cả những thứ chạm vào mồi lure của anh ta. Chúng tôi tự hỏi liệu mồi giả của Gordon có gắn lưỡi câu không? Hôm sau, các chàng trai trong đoàn quay trở lại điểm GT mà chúng tôi câu hôm trước và đã dễ dàng hạ bệ con số GT mà chúng tôi đã đạt được.

Sang ngày câu cuối cùng, chúng tôi đến khu nước nông phía sau hòn đảo, ở đây chúng tôi thỏa thích đuổi theo những con Bonefish lớn trong khu bảo tồn. Chúng tôi dùng mồi Fly với dây ngọn dài và mảnh, điều này dường như không mấy quan trọng. Những con Bonefish lớn đi tìm mồi riêng lẻ, thập thò ở khu đá ngầm. Tôi lấy đà và giáng một đường quăng mạnh ra phía trước đầu cá rồi chờ sự tiếp cận của chúng, một con cá có kích thước khá lớn cụp đuôi chạy mất giống như tôi vừa thả một cục gạch ngay trước mũi chúng vậy.

Các tay câu khác may mắn hơn, họ chọn được một luồng cá đều đặn, câu ổn định suốt cả ngày. Nếu như ở những điểm câu trước tôi câu khá thành công thì khu vực phía sau đảo Christmas, tôi có nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành nhưng đành bỏ dở.

Dụng cụ câu
Đồ câu Fly câu cá bonefish

Dụng cụ câu Fly được dắt trên nóc tàu khi ra khơi

Cần câu fly 6-7W (weight) cùng với dây nổi là khá lớn để câu bonefish. Nhiều tay câu còn dùng loại 8W (trong đó có tôi) nhưng không thấy sử dụng khi câu bonefish. Tuy nhiên, thông số này là lý tưởng để câu trigger fish, loại cá đáy rất thường thấy ở khu nước nông. Câu bonefish bằng mồi fly có phần lông cột thưa, màu nâu và màu vàng cát rất hiệu quả. Loại mồi này có nhiều trọng lượng và kích cỡ (chủ yếu #6, #8 và một số nhỏ hơn #4), chỉ tiêu này quan trọng hơn việc có nhiều màu sắc khác nhau. Tôi dùng loại cần 6WTSage TCX với máy Daiwa New Era. Cần câu tỏ ra hoàn hảo khi câu trên mặt đáy phẳng, nông còn máy câu có thiết kế giống như một hộp đựng film, cho phép chuyển đổi nhanh giữa các loại dây. Đối với hầu hết các kiểu câu ở bãi cạn, tôi dùng dây Tip là loại Rio MidgeTip Line, nó không phải là loại dùng cho nước mặn hay loại dây câu nước nông nhưng rất tuyệt. Midge Tip có 3 foot dây ở giữa đầu mút, cho phép dùng 9-10 foot dây ngọn thay vì trên 12 foot như thường thấy ở đảo Christmas.

Không chỉ có cá Bonefish cắn câu, cá Trigger cũng thích mồi Fly

Đồ câu Fly câu cá GT
Khi câu GT ở khu nước nông, các câu thủ cứ băn khoăn không biết nên dùng cần 10W hay 12W là tốt nhất. 10W thì dễ quăng mồi và quăng rất xa nhưng 12W thì quăng chính xác hơn.

 Chinh phục GT lớn bằng đồ câu Fly

Nếu bạn đến đảo Christmas để chinh phục GT lớn, hãy cân nhắc việc mang theo loại cần 12-13w. Dây dành cho GT trên vùng nước nông phải là dây nổi (float line) vì thường xuyên gặp những mụt san hô nhỏ, sẳn sàng gây rắc rối cho bất kỳ vật gì chìm xuống. Trong câu fly, các loại mồi có màu tổng thể nhạt nhờ sự pha trộn giữa màu trắng/olive, trắng/hồng và tương tự như vậy là rất hiệu quả.

Đồ câu Jigging
Chúng tôi chủ yếu dùng dụng cụ tương thích với PE5 -8. Dùng đồ câu hạng nặng nặng thì việc nhấc, xê dịch hay di chuyển rất thuận lợi vì mặt đáy rất khó lường, một con cá nhỏ cũng có thể gây khó cho bạn. Đồ câu hạng nặng cũng giúp đưa GT kích thước 15-25kg vào bờ rất nhanh.

Đi câu xa với mồi Jig luôn là vấn đề nan giải vì chúng nặng, mặc dù sự thách thức cùng  những tiếng la thét sung sướng khi cá mắc câu cũng rất đáng giá. Tôi luôn mang theo các loại Jig ngắn trọng lượng 150-250gram câu ở độ sâu dưới 70m và vài con Jig dài 400gram câu ở mực nước sâu để chinh phục loài Almacojack hoặc Trevally đen.

Đồ câu Popping

Chúng tôi dùng cần PE 8, dài 8-8,1feet của FCL Labo, Carpenter Coral Viper câu Popping

Chúng tôi mang theo rất nhiều dụng cụ câu Popping đến đảo Christmas nhưng vấn đề “Tiến thoái lưỡng nan” mỗi ngày là nên mang theo cần nào và để cái nào ở lại vì tàu câu không đủ chỗ  cho nhiều đồ nghề. Khu vực câu popping nhìn chung có mực sâu từ 20-40 m và không cần thiết phải quăng những đường quăng dài.

Hầu hết cá khi mắc câu đều phóng thẳng xuống và trốn dưới tàu câu. Chúng tôi chủ yếu dùng cần PE 8, dài 8-8,1feet như FCL Labo 80EXT/ 81EXT và Carpenter Coral Viper để có thể dùng nhiều loại mồi dễ dàng. Những loại cần ngắn hơn như Daiwa S-Extreme GTXX hoặc Smith Tokara nhấc những con cá ngoan cố dễ dàng hơn. Điều này càng trở nên đặc biệt khi bạn muốn đưa cá về tàu càng nhanh càng tốt để giảm thiểu sự chéo dây với các câu thủ khác khi cùng thực hiện các hành động nhanh.

Mồi giả câu GT thay đổi xoành xoạch suốt cả tuần. Lúc tìm cá, hoặc khi khó gặp cá, loại blooping popper (mồi kêu lục bục) như FCL Ebipops, Cuberas và Hammerhead rất hiệu quả trong việc đưa cá đến; Khi GT ăn mồi đã khá nóng, stickbait và mồi swimming lure được sử dụng nhiều hơn, vì câu loại này không cần nỗ lực nhiều như mồi blooper lớn chứ không phải vì cá thích chúng hơn. Tôi dùng mồi FCL CSP 200 và ASWB SS120 rất nhiều.

Chúng tôi cũng có một vài cuộc “diện kiến” tuyệt vời với cá ngừ vây vàng 15 -25kg ở những điểm câu sâu. Chúng đi theo đàn ở mực sâu khoảng 50m tính theo độ cao của chim bay trên đầu. Tôi thường dùng mồi stickbait câu cá ngừ vây vàng nhưng cá đàn ở độ sâu này rất hiệu nghiệm với mồi blooper dành cho GT lớn. Không cần đến vài phút sau khi quăng mồi ra, cá ngừ vây vàng đã phá tan mặt nước khi đuổi theo một con popper.Jig trong phạm vi  200g móc bên dưới popper cũng rất hiệu nghiệm.

vùng đầm phá lung linh, bạt ngàn nắng gió. Christmas là đây!

Hành trình đến Christmas chưa bao giờ một lần gọi là đủ, bởi ở hòn đảo san hô tuyệt vời nhất thế giới này, ngoài việc là thiên đường của cá còn nhiều những câu chuyện đầy hấp dẫn khác, từ những vùng đầm phá lung linh, bạt ngàn nắng gió đến từng góc phố, từng con đường với những cuốn hút lạ kỳ từ nét bình dị của cuộc sống đời thường, để lần sau đến với Christmas sẽ lại là một hành trình khám phá mới với nhiều điều thú vị đang chờ đợi.

(Theo Duncan O’connell – tạp chí The Tight Lines)

VietnamFishingReview